Hoa Lộc Vừng | Biểu tượng của may mắn, tài lộc, thịnh vượng

Hoa Lộc Vừng | Biểu tượng của may mắn, tài lộc, thịnh vượng

  • Thứ sáu - 08/12/2023 03:33
  • Tiện ích: 
  •  
  •  
  •  

Giới thiệu về cây hoa lộc vừng

Cây hoa lộc vừng là một trong những cây cảnh quý, thuộc chi lộc vừng, hay còn có cái tên gọi khác là cây Mưng, cây Chiếc và có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Lộc vừng thuộc tam đa gồm cây Sung ( Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn tuế ( Thọ), được nhiều người trồng để vừa che bóng mát và vừa hút tài lộc. Cây được trồng nhiều ở những vùng đất ẩm ven biển ở Nam Á và Bắc Úc.
Lộc vừng là giống cây thân gỗ, lá có hình mác, hoa có hai màu là trắng và đỏ. Hoa lộc vừng nở thành chùm và kéo dài thành chuỗi đẹp mắt. Hoa thường nở vào tháng 3 và tàn vào tháng 8. Những cành hoa khi nở rộ sẽ làm sáng rực cả một không gian xung quanh cây.
Hoa lộc vừng kết theo dạng chuỗi, khi nở trông rất đẹp mắt
Hoa lộc vừng kết theo dạng chuỗi, khi nở trông rất đẹp mắt

Đặc điểm của hoa lộc vừng

Cây hoa lộc vừng có chiều cao trung bình khoảng 2-5m, đường kính dao động khoảng 20 – 40cm. Thân cây xù xì, vỏ cây màu xám và tán rộng. Lá lộc vừng có hình bầu dục, thuôn dài và nhọn dần về cuối. Khi lá còn non có màu đỏ tía, khi lớn chuyển sang màu xanh đậm, mặt trên đậm hơn dưới.
Hoa lộc vừng gồm những bông hoa nhỏ kết thành chùm kéo dài 6-20cm. Khi nở hoa có hình dáng mềm mại, buông xõa và hương thơm thoang thoảng dịu nhẹ.
Sau khi hoa tàn thì trên những dây hoa sẽ mọc đầy những quả lộc vừng. Quả có màu nâu, hình cầu, vỏ ngoài cứng và ít hạt.
 
Hoa lộc vừng trắng ánh hồng nhẹ nhàng, tinh khôi và thơ mộng
Hoa lộc vừng trắng ánh hồng nhẹ nhàng, tinh khôi và thơ mộng
Hiện nay cây hoa lộc vừng có nhiều chủng loại với các đặc điểm khác nhau, trong đó có hai dạng thường thấy là lộc vừng đỏ và lộc vừng trắng, cụ thể như sau:
  • Lộc vừng đỏ: Đây là loại mà được rất nhiều người lựa chọn trồng nhất. Hoa khi nở có màu đỏ rực rỡ, nguồn gốc từ vùng đất ngập ở các nước ven biển thuộc Nam Á, Bắc Úc, các quần đảo ở Philippines và đảo Queensland.
  • Lộc vừng trắng: có tên khoa học là Barringtonia racemosa hay còn được gọi là hoa lộc vừng chùm hay chiếc chùm. Khi nở hoa sẽ có màu trắng hoặc màu hồng rất nhạt.

Ý nghĩa của hoa lộc vừng

Cây hoa lộc vừng không chỉ để dùng làm cây cảnh trang trí, làm bóng mát mà cây còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt cho gia chủ.
  • Theo phong thủy của người Phương Đông, cây lộc vừng mang ý nghĩa là đem lại tài lộc, may mắn và bình an cho gia chủ..
  • Phần hoa màu đỏ nở rộ như những pháo hoa ngày Tết mang đến sự may mắn và hỷ sự.
  • Gốc cây hoa lộc vừng to lớn, vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, vững vàng khó lay chuyển của gia chủ.
  • Cây cũng mang ý nghĩa gia đình hòa thuận, anh em đoàn kết bởi sự xum xuê, rộng lớn của tán cây và sự kết chùm của hoa. Cùng với đó tuổi thọ của cây lộc vừng càng cao mang ý nghĩa trường thọ cho gia đình.
  • Ngoài ra, cây còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn, xua đuổi khí xấu, tà ma và mong muốn cho việc kinh doanh được thuận lợi.
Hoa lộc vừng mang ý nghĩa là lại đem tài lộc, may mắn và bình an cho gia chủ
Hoa lộc vừng mang ý nghĩa là lại đem tài lộc, may mắn và bình an cho gia chủ

Công dụng của hoa lộc vừng

Ngoài ý nghĩa trang trí, làm bóng mát và phong thủy thì cây hoa lộc vừng cũng được xem là dược liệu quý giá có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Theo Đông Y, cây lộc vừng có tính bình, vị ngọt, rễ đắng và hạt thơm giúp chữa bệnh hiệu quả. Sau đây là những công dụng đặc biệt của cây hoa lộc vừng:
  • Phần quả của cây lộc vừng dùng để trị ho, hen suyễn, chữa chàm, đau răng,…
  • Phần rễ cây có vị đắng, dùng để chữa trị viêm, nấm da, bào chế thuốc trị sởi, thanh nhiệt.
  • Hạt cây dùng để bào chế các loại thuốc chữa trị ung thư, giảm đau, kháng nấm. Ngoài ra, nó còn trị tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt
  • Phần lá là dược liệu chữa bệnh trĩ hiệu quả.
  • Vỏ cây được dùng làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ

Phương pháp trồng và chăm sóc hoa

Cây hoa lộc vừng là loại cây lâu năm, nên chúng có thể tự mọc và phát triển rất tốt. Nếu nắm rõ phương pháp trồng và chăm sóc, sẽ khiến loài hoa này rở nộ và phát triển tươi tốt hơn. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về cách trồng hoa:
  • Chuẩn bị giống
Cây hoa lộc vừng có thể nhân giống bằng hai phương pháp là gieo hạt và chiết cành.
Đối với nhân giống bằng hạt, chuẩn bị đất để ươm hạt, có thể lấy cát loại hạt to trộn với đất mùn tốt với tỷ lệ 4:1. Hoặc lấy tro trấu trộn với xơ dừa tỷ lệ 1:1, Sau đó, cắm hạt sâu cỡ 2-3cm, tưới nước thường xuyên, khả năng nảy mầm sẽ cao.
 
Ươm các hạt giống vào các bầu đất đã được chuẩn bị kỹ lưỡng
Ươm các hạt giống vào các bầu đất đã được chuẩn bị kỹ lưỡng
Đối với nhân giống bằng cách chiết cành (sẽ đảm bảo cây trồng có đặc tính giống với cây mẹ). Nên chiết cành vào mùa nóng ẩm hoặc lúc chồi ẩn chưa mọc. Chiết cành sẽ có khả năng sống cao hơn hơn, nên chọn những cành lộ sáng ở giữa thân, vỏ dày, dồi dào nhựa sống.
  • Đất trồng
Nên lựa chọn những khu vực đất có nhiều chất dinh dưỡng, tươi xốp và có khả năng chống ngập úng tốt. Có thể kết hợp thêm trấu hoặc phân ủ mục sẽ tốt cho việc sinh trưởng của cây.
  • Tiến hành trồng cây
Đào một hố nhỏ trên đất, có kích thước lớn hơn hoặc bầu giống. Sau đó, đặt bầu giống vào hố đã đào sẵn. Lấp một lớp đất mỏng lên toàn bầu giống, để tránh tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời.
  • Ánh sáng
Lộc vừng là cây ưa sáng và ánh nắng. Vì vậy, bạn nên trồng cây ở những khu vực thông thoáng, để cây được cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên. Nếu không có điều kiện trồng ở những nơi có nhiều ánh nắng, thì cũng phải để cây trong môi trường có ánh sáng nhẹ.
Trong trường hợp bạn trồng cây trong nhà, nên thường xuyên mang cây ra ngoài trời phơi nắng để hấp thụ ánh sáng. Nên để cây bên ngoài tối thiểu 2 tiếng/ngày sẽ giúp cây phát triển tốt và khoẻ mạnh.
  • Tưới nước
Nhu cầu nước của cây lộc vừng không quá cao nên chỉ cần tưới nước từ 2 – 3 lần/tuần. Lượng nước tưới có thể tùy thuộc theo điều kiện thời tiết, khí hậu,… sao cho phù hợp.
  • Nhiệt độ
Cây hoa lộc vừng là loại cây ưa khí hậu ẩm. Cùng với đó, cây cũng chịu được nhiệt độ lớn, chịu nóng, chịu lạnh tốt. Vì vậy, khi trồng loại cây này, bạn không cần phải quá chú ý về nhiệt độ.
  • Phân bón
Nếu đất trồng cằn cỗi, bạn nên chú ý bổ sung phân lân định kỳ cho cây. Bạn có thể tăng – giảm lượng phân bón tuỳ thuộc vào tốc độ sinh trưởng của cây.
Nên bón phân khi hoa chớm nở, để hoa nở dài, độ, đậu quả làm tăng vẻ đẹp cho cây. Nếu trồng ở chậu thì nên thay đất 2-3 năm/lần để tăng dinh dưỡng cho cây ra hoa đúng mùa.
  • Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên kiểm tra tình trạng của cây, nếu cây có trường hợp bị rầy, rệp và có sâu ăn lá, thì nên phun thuốc trừ kịp thời để cây được phát triển tốt. Bên cạnh đó, muốn hoa nở to và đẹp, bạn nên ngắt hoặc tỉa bỏ 2 nụ đầu tiên khi cây mới bắt đầu ra hoa.

Bật mí bí quyết để cây lộc vừng ra hoa nhanh và đẹp

Nhiều gia chủ khi trồng cây cảnh đều muốn cây phát triển tốt và nở hoa đúng dịp quan trọng trong năm. Vì vây, dưới đây là một số bí quyết bạn có thể tham khảo để cây lộc vừng ra hoa hiệu quả nhé:
hoa lộc vừng

Hoa lộc vừng nở vào dịp mùa hè và sau Tết. Nếu muốn hoa nở vào dịp tết thì vào khoảng đầu tháng năm khi hoa nở, bạn nên xả hết hoa cho cây nghỉ dưỡng, đến khoảng đầu tháng 9 thì chăm sóc lại để cây phục hồi phát triển tốt, nở hoa đúng dịp.
Dùng dung dịch kích thích ra hoa KNO3 thường xuyên. Pha 120g dung dịch với 8l nước sạch, 7 – 10 ngày thì phun một lần. Sau 3 tháng thì cây sẽ ra hoa theo ý thích của bạn.
Ngoài ra có thể sử dụng chất điều hòa sinh trưởng Chlormequat clorua, Cycocel CCC 98% hòa với nồng độ 50ppm (1g/20l) – 1000ppm (20g/20lit) phun lên toàn bộ tán cây để kích thích ra hoa mạnh hơn.
Kết luận: Trên đây là một số thông tin về hoa lộc vừng, hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ của Floli có thể cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích, thú vị về loài hoa xinh đẹp nay. Hay thử trồng một cây hoa lộc vừng để có những trải nghiệm tốt đẹp bạn nhé.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Messenger
Zalo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây