Ý nghĩa của Hoa Thiên Điểu | Tình yêu thủy chung, nồng cháy
Hoa thiên điểu là một loại hoa khá đặc biệt, cấu tạo của nó không giống như những cánh hoa thông thường. Nhưng cũng chính vì vậy đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt. Ngoài ra, loài hoa này còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đó là gì thì cùng Floli tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé.
Sơ lược về hoa thiên điểu
Hoa thiên điểu còn có một cái gọi khác là hoa chim thiên đường, với tên tiếng anh là Bird of Paradise và tên khoa học là Strelitzia reginae. Sở dĩ có tên là chim thiên đàng bởi nó có hình dạng nhìn như một chú chim hạc đậu trên cành cây, đang sải cánh và bay về hướng mặt trời.
Đây là một cây hoa thân thảo thuộc chi Thiên điểu, họ Chuối rẻ quạt. Theo nhiều tư liệu, cây có nguồn gốc từ các nước phía nam Châu Phi và một số nước nhiệt đới tại châu Mỹ.
Loại hoa này thường có màu cam vàng, pha một chút ánh xanh tím. Hoa mọc trên đỉnh cây, khi nở sẽ có hình dáng giống như mào gà xòe rộng, các cánh hoa đan vào nhau rất độc lạ và hút mắt.
Một cây thiên điểu trưởng thành có chiều cao từ 40 đến 100cm. Hoa mọc thành bụi và sống lâu năm. Là loại rễ chùm và có lá to. Lá của cây thiên điểu có hình thuôn dài, lá bản to, nhìn sơ quá sẽ khá giống như lá dong. Mỗi lá sẽ có một cuống mọc từ gốc lên chứ không mọc trên cành hoa thiên điểu như những loại hoa khác.
Đây là một loài hoa ưa nắng, nên sinh trưởng tốt ở các nước, các vùng nhiệt đới, thoáng gió và ẩm ướt. Cây thường trổ hoa đẹp nhất vào mùa xuân nên người ta thường cắm hoa thiên điểu để trưng tết, tặng nhau vào dịp đầu năm, dịp Lễ Tình Nhân.
Tuy nhiên, cũng có một điều cần hết sức lưu ý đó là hoa thiên điểu cũng chứa một số độc tố gây hại cho đường ruột nếu chẳng may ăn phải. Ngoài ra, nếu bạn tiếp xúc với cánh hoa lâu, hoặc ngửi quá lâu bạn sẽ có cảm thấy khó chịu, chóng mặt, hay cũng có thể cảm thấy buồn nôn, nhức đầu…
Ý nghĩa của thiên điểu
Mỗi loại hoa sẽ có những ý nghĩa khác nhau, phù hợp trong các dịp khác nhau. Hoa thiên điểu cũng như vậy. Đây chỉ là hoa mới được ưa chuộng những năm gần đây tại Việt Nam, nhưng ở nước ngoài từ lâu họ sử dụng loại hoa này khá nhiều. Sau đây là các ý nghĩa của loại hoa này.
Sự thủy chung trong tình yêu
Khi nghĩ đến loài hoa của tình yêu, chúng ta liền nghĩ đến hoa hồng, nhưng có lẽ, chúng ta ít biết rằng cũng có một loài hoa tượng trưng cho tình yêu đẹp đó chính là thiên điểu.
Hoa thiên điểu chính là tượng trưng cho sự chung thủy trong tình yêu, cho lời hứa hẹn bên nhau trọn đời. Đó cũng chính là lý do bạn thường thấy chúng trong dịp Valentine hay trong đám cưới những năm gần đây.
Hoặc bạn có thể tặng cho người yêu trong những dịp kỷ niệm, sinh nhật như một lời hứa bên nhau trọn đời, thể hiện bạn tin tưởng đối phương như thế nào.
Sự tự do, sắc đẹp và thành công
Tại Nam Phi, nơi được cho là nguồn gốc của hoa thiên điểu, đây chính là loại hoa tượng trưng cho sự tự do và sắc đẹp. Đây cũng được xem là ý nghĩa đầu tiên và nguyên bản của loài hoa này.
Hình ảnh hoa giống như những chú chim thể hiện sự khát khao tự do, trở về bầu trời xanh vùng vẫy. Điều này cũng ý chỉ về sự phát triển, thành công sau này.Vì vậy chúng ta có thể tặng cho những người bạn, người quen lẵng hoa thiên điểu trong ngày khai trương cửa hàng để chúc họ làm ăn phát đạt
Sự độc đáo, riêng biệt
Đặc điểm của hoa thiên điểu là một cành chỉ có một hoa thể hiện ý nghĩa độc nhất. Trong một vườn hoa, chúng ta dễ dàng nhận thấy những bông hoa màu cam đỏ mọc từng chùm với vẻ đẹp riêng biệt. Cây hoa cũng có chiều cao hơn những loại khác nên tạo nên sự khác biệt, nổi trội cho hoa.
Loài hoa này cũng là loài hoa tượng trưng cho hoàng gia, quý tộc. Nhiều giới thượng lưu phương Tây cũng cực kỳ yêu thích loài hoa này bởi vì chúng có vẻ đẹp cao quý, đặc biệt.
Khác với những loại hoa khác mang vẻ nhẹ nhàng như thiếu nữ, hoa thiên điểu hợp với phái mạnh hơn. Thiên điểu mang một vẻ đẹp cực kỳ thu hút, bí ẩn, đi cùng với đó là sự sang trọng, mạnh mẽ. Vì vậy bạn có thể đặt chúng tại sảnh công ty chắc chắn sẽ thu hút được người qua lại.
Sức sống mãnh liệt
Bề ngoài mỏng manh nhưng bên trong vẫn tràn đầy cá tính chính là ý nghĩa ít người biết của loại hoa này. Nhìn vẻ ngoài của hoa không thì có vẻ cánh hoa mỏng, nhưng khi chúng ta chạm vào thì sẽ nhận thấy được sự cứng cáp.
Hoa thiên điểu khi mọc cũng luôn hướng về mặt trời như một sự kiên cường, bất khuất ở một con người. Nên nếu bạn muốn cổ vũ tinh thần của một ai đó, hãy tặng cho họ những cành hoa thiên điểu này nhé.
Cách trồng cây thiên điểu
Hiện nay, có 2 cách được sử dụng phổ biến để trồng thiên điểu là trồng bằng hạt giống và trồng bằng cách tách bụi. Mỗi cách sẽ có những đặc điểm, cách trồng khác nhau.
1. Trồng thiên điểu bằng hạt giống
Để trồng loài hoa thiên điểu tại nhà cũng khá dễ dàng do thời tiết tại Việt Nam khá lý tưởng để cây phát triển. Thời điểm tốt nhất để gieo hạt là khoảng tháng 2, tháng 3 dương lịch khi thời tiết ấm áp, phù hợp cho việc nảy mầm.
Nếu muốn trồng, điều đầu tiên cần làm là bạn cần ngâm hạt giống vào nước ấm từ 6 đến 7 tiếng để hạt dễ nảy mầm hơn. Sau đó gieo hạt vào các túi bầu hoặc khay. Nên trồng với đất có mùn, trấu để hạt dễ sống hơn.
Sau khi gieo hạt thì nên nhớ duy trì nhiệt độ ở mức 20 – 30 độ và độ ẩm khoảng 70 – 80% để hạt có thể nảy mầm thuận lợi. Nếu trong điều kiện tốt thì chỉ sau khoảng 15 ngày, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. Khi cây đã nảy mầm thì đã có thể chịu được ánh sáng mặt trời và bắt đầu quang hợp.
Sau đó bạn chỉ cần gỡ bỏ nhẹ nhàng túi bầu cây, hoặc chuyển từ khay sang chậu để trồng, để cây phát triển. Nên nhớ làm nhẹ nhàng không thì cây sẽ bị đứt rễ đấy nhé.
Tiếp theo chúng ta cần tưới nước để cung cấp độ ẩm cần thiết cho cây.
2. Trồng bằng cách tách bụi
Mỗi năm, một bụi thiên điểu có thể mọc thêm từ 4 đến 5 cây hoa con. Vì vậy, bạn có thể tách cây từ một bụi hoa trưởng thành, trồng sang nơi khác để phát triển thành một bụi khác. Đây là cách làm được sử dụng phổ biến hơn vì cây có khả năng phát triển và sinh trưởng dễ hơn.
Để tăng khả năng cây có thể phát triển khi tách bụi, bạn nên lưu ý chọn những cây cứng cáp, khỏe mạnh, rễ chắc và không bị sâu bệnh. Nên chọn một chùm cây có trên 8 lá. Sau khi tách bụi, bạn có thể ngâm phần rễ trong dung dịch dịch kích rễ trong 15 đến 20 phút.
Sau khi ngâm xong, bạn đem cây giống đặt ở nơi thoáng mát trong từ 1 đến 2 giờ rồi tiến hành trồng. Với cách làm này thì chỉ vài ngày sau cây sẽ bắt đầu thích ứng và phát triển. Thông thường sau tầm 6 tháng sau thì cây sẽ bắt đầu nở hoa.
Cách chăm sóc hoa thiên điểu
Sau khi trồng, thì chăm sóc đúng cách mới có thể giúp hoa thiên điểu sinh trưởng và nở đẹp. Khi chăm sóc, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Tưới nước: Cung cấp đầy đủ nước cho thiên điểu. Không được tưới quá nhiều sẽ làm úng rễ dẫn đến chết cây. Nếu trồng trong chậu thì bạn phải đảm bảo mức độ thoát nước.
- Bón phân: Để hoa thiên điểu sinh trưởng tốt chúng ta cần cấp cho cây một lượng dinh dưỡng cao. Vì vậy, trong giai đoạn phát triển, bạn nên bón NPK khoảng nửa tháng một lần. Khi hoa chớm nụ, nên bón thêm photphat canxi từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 10 – 15 ngày.
- Ánh sáng và nhiệt độ: Thiên điểu ưa sáng nhưng nếu ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp trong thời gian dài sẽ khiến cây nhanh héo và nở không đẹp. Vì vậy, hãy nhớ che cho cây vào những ngày nắng nóng nhé.
- Phòng ngừa sâu bệnh hại: Hoa dễ bị các loại côn trùng tấn công nên hãy bảo vệ cây bằng phương pháp thủ công như rào lưới hoặc dùng các loại thuốc bảo vệ.
Một số lưu ý để cắm hoa, trưng hoa thiên điểu đẹp, tươi lâu
Để bình hoa thiên điểu được tươi lâu hơn, bạn nên chọn những cành hoa có bẹ sáng màu, không khô. Cành vẫn còn xanh, sờ vào vẫn cảm nhận được độ cứng cáp.
Để cắm được một bình hoa đẹp, khi cắt cành, chiều dài của cành cần tương xứng với chiều dài của bình hoa.
Kết: Trên đây là những thông tin về loại hoa thiên điểu mà Floli cung cấp đến bạn. Không chỉ có bề ngoài xinh đẹp, độc đáo, mà đây còn là loại hoa ý nghĩa thích hợp với nhiều trường hợp, dịp tặng khác nhau. Nếu muốn tìm kiếm sự độc đáo cho không gian của mình, hãy chọn cho mình một bình hoa thiên điểu ngay nhé.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn