Ý nghĩa Hoa Mai Địa Thảo | Đem đến những may mắn, điềm lành
Hoa mai địa thảo là loại cây cảnh được nhiều người ưa chuộng. Hoa mang vẻ đẹp độc đáo, tràn đầy năng lượng với nhiều màu sắc khác nhau tạo nên khung cảnh tuyệt mỹ, say đắm. Không chỉ đẹp, hoa còn mang ý nghĩa sâu sắc, đem đến những may mắn, điềm lành cho gia chủ. Chính vì thế, loài hoa này được trồng khắp sân vườn, lối đi, công viên để tôn lên vẻ đẹp thẩm mỹ. Cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin, đặc điểm và ý nghĩa của hoa.
Nguồn gốc và đặc điểm của hoa mai địa thảo
Hoa mai địa thảo là loài hoa được trồng khá phổ biến và có xuất xứ từ Đông Phi. Hoa mai địa thảo có tên khoa học là Impatiens walleriana thuộc giống bóng nước và được gọi với nhiều cái tên khác nhau. Chúng có tên gọi khác là cây ngọc thảo, mai dạ thảo. Loại cây này thích ẩm ướt, thường có khả năng sinh trưởng và phát triển ở những môi trường ẩm, dưới 30 độ C. Chính vì đặc điểm này, mai dạ thảo thích hợp trồng ở Việt Nam, cho ra hoa và phát triển tốt.
Mai địa thảo là cây thân thảo, bụi nhỏ, nhiều cành nhánh và có chiều cao chỉ khoảng 13 – 35 cm. Hoa thấp, mọc từng khóm nhỏ tạo thành bụi thường để phủ các bãi đất trống hoặc làm cây trồng viền, trồng để che gốc cây, trồng vườn hoa trong công viên, trong bồn cây, tạo chữ hay hình thù rất đẹp mắt và thu hút.
Một cây địa thảo ra rất nhiều hoa và lá, cây phát triển tốt quanh năm và là loại cây cảnh lâu năm. Lá mai địa thảo có hình thoi dài, có răng cưa, thuôn nhọn, nổi rõ gân. Lá có màu xanh đậm ở mặt trên, hơi bóng và mặt dưới lá có màu đỏ đô hoặc xanh sẫm. Lá không quá to nhưng mọc nhiều, chi chít trên cây.
Hoa địa thảo có hai loại, chúng có cả dạng hoa đơn và hoa kép. Những bông hoa đơn thường có cánh phẳng hình trái tim, gồm 5 cánh xếp cạnh nhau. Hoa kép sẽ có đặc điểm cánh đặc biệt hơn với 10 đến 12 cánh, các cánh xoáy nhiều lớp như hoa hồng. Hoa thường ra quanh năm và rất sai hoa. Chúng thường nở nhiều nhất vào dịp cuối thu đến hết mùa xuân. Hoa thường ra rất nhiều màu như trắng, cam, tím, hồng, đỏ, tía,… hoặc có thể phối các màu này lại với nhau.
Cây hoa mai địa thảo được rất nhiều người ưa chuộng với vẻ đẹp mộc mạc nhưng vô cùng sắc sảo của hoa. Chúng được sử dụng trong các công trình cảnh quan hoặc được trồng trong nhà nhằm tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ. Cây có thể làm cây trồng viền, trồng để che gốc cây trong các vườn hoa công viên hoặc được tạo hình trên các con đường tạo nên không gian rực rỡ, đầy sức sống tươi mới.
Đặc biệt, chúng tôn lên vẻ đẹp ngôi nhà khi được trồng trong bồn cây, chậu hoa treo, giữa hai lối đi, trước cổng nhằm mang đến sự hài hòa, gần gũi với thiên nhiên và làm sáng bừng không gian nhà bạn.
Ý nghĩa của mai địa thảo
Mai địa thảo là loại hoa đẹp với nhiều màu sắc rực rỡ, tươi thắm. Vẻ đẹp của hoa tượng trưng cho nét đẹp của người phụ nữ hiện đại vô cùng xinh đẹp, quyến rũ bên cạnh đó nó còn mang ý nghĩa về sự may mắn cũng như điềm lành với những ai sở hữu.
1. Mai địa thảo mang ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp người phụ nữ
Nhắc đến hoa chắc chắn ai cũng biết hoa tượng trưng cho vẻ đẹp người phụ nữ. Người ta thường hay ví vẻ đẹp người phụ nữ với những câu nói như “đẹp như hoa” hoặc “xinh như hoa”, “tươi như hoa”,… Hình ảnh người phụ nữ được tái hiện như những bông hoa xinh đẹp với nhiều màu sắc, hương thơm. Hoa mai địa thảo tượng trưng cho vẻ đẹp nhẹ nhàng, dịu dàng của người phụ nữ. Những bông hoa nhỏ xinh ẩn hiện trong một bụi cây vô cùng nổi bật, dù là nấp sau những tán lá hoa vẫn luôn tỏa sáng, luôn nổi bật với nhiều màu sắc khác nhau.
Phụ nữ là phái yếu, thường mỏng manh tựa như những cánh hoa mỏng mảnh nhưng vô cùng xinh đẹp. Hoa mai địa thảo vừa mang nét đẹp truyền thống, vừa mang nét đẹp hiện đại. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vẻ đẹp hoa vô cùng giản dị, đơn giản, nhẹ nhàng giống như người phụ nữ xưa thường thích những vẻ đẹp nhẹ nhàng, bình dị. Từ cách ăn mặc đến cách đi đứng hay là tâm hồn đều thể hiện phong cách nhẹ nhàng, khoan thai.
Bên cạnh đó, mai địa thảo rực rỡ với đủ sắc màu tượng trưng cho phong cách hiện đại của người phụ nữ với vẻ đẹp tinh tế, tuy rực rỡ nhưng không có nghĩa là lòe loẹt mất thẩm mỹ mà nó là vẻ đẹp của sự sang trọng, quý phái vừa thể hiện tố chất, sự tự tin, cá tính vừa thể hiện một tầm nhìn mới, một phong cách mới hiện đại. Ngày nay, người phụ nữ vô cùng mạnh mẽ như những bông hoa mai địa thảo luôn vươn mình đón ánh nắng, luôn nổi bật đến đáng ngưỡng mộ.
2. Mai địa thảo tượng trưng cho sự may mắn, điềm lành
Thấy mai địa thảo nở người ta thường liên tưởng đến sự hanh thông, sự trôi chảy. Nó là biểu trưng cho sự may mắn, điềm lành. Những đóa mai địa thảo nở ra như mang đến một sự tươi mới, như một khởi đầu mới khiến cho người ta có niềm tin hơn và mở mang tinh thần nhiều hơn.
Màu sắc hoa rực rỡ đua sắc trước ánh nắng ban mai vô cùng tươi tắn mang một ý nghĩa tích cực giúp con người vơi đi những khó khăn, quên đi những phiền muộn trong cuộc sống. Đặc biệt hơn, hoa mai địa thảo tượng trưng cho sự thuận lợi trong sự nghiệp, mang đến sự may mắn trong công việc.
Những màu hoa nổi bật chỉ cần nhìn vào thôi đã thấy tâm trạng vui tươi, trở nên dễ chịu hơn. Vẻ đẹp hoa nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng ẩn chứa một sức mạnh rất lớn giúp con người thức tỉnh, vực dậy từ bên trong từ đó đánh thức niềm tin từ trái tim mỗi người. Những bông mai địa thảo khoe sắc thắm, rất gần gũi, chỉ cần nhìn ngắm thôi con người cũng có thể ngay lập tức xua tan được những mệt mỏi, những áp lực của cuộc sống.
Cách trồng và chăm sóc mai địa thảo
Mai địa thảo là loại cây rất dễ trồng tuy nhiên, để giúp hoa phát triển tốt, sai hoa khi trồng và chăm sóc bạn phải chú ý thực hiện theo hướng dẫn sau:
1. Cách trồng hoa mai địa thảo
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ trồng cây
- Chọn hạt giống: Hạt giống trồng mai dạ thảo phải là những hạt giống chất lượng, chắc khỏe và không bị sâu bệnh. Những hạt giống to, mập sẽ giúp cho việc nảy mầm tốt hơn, cây cứng cáp hơn, hoa nở nhanh, đẹp và to hơn, bền màu hơn.
- Chuẩn bị đất trồng: Chọn đất phải có độ tơi xốp tốt, đất giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt để hạn chế úng cây. Với những loại đất nghèo dinh dưỡng, bạn hãy bón phân hỗn hợp đất và trùn quế cho đất. Trước khi trồng hãy làm đất tơi xốp nhất có thể, loại bỏ đá sỏi và tạo lỗ thoát nước cho cây. Đặc biệt, để hạn chế sâu bệnh, bạn hãy bôi lót thêm ít vôi để hạn chế sâu hại cây.
- Dụng cụ ươm mầm: Hãy chọn các loại chậu, giỏ treo hoặc làm luống cho cây có kích thước phù hợp. Hãy xử lý phần đất trồng trước khi sử dụng và chuẩn bị thêm bình tưới nước để tưới nước sau khi gieo hạt.
Bước 2: Cách gieo hạt chuẩn nhất
- Sau khi thực hiện các bước chuẩn bị như trên, bạn hãy tiến hành gieo hạt bằng cách để hạt được chọn vào đất trong chậu.
- Rải thêm một lớp đất mỏng lên bề mặt luống sau đó tưới nước để tạo độ ẩm giúp cây phát triển.
- Khi đã gieo hạt xong, hãy để chậu hoặc khay ươm vào những vị trí thoáng mát để hạt nảy mầm.
- Tiến hành tưới nước thường xuyên trong 5 đến 10 ngày đầu.
- Lưu ý khi tưới chỉ nên dùng bình phun sương để tưới để có thể tạo lớp nước mỏng nhẹ lên bề mặt tránh làm trôi hạt.
- Khi hạt đã nảy mầm và mọc 3 lá, hãy tỉa thưa đi để kích thích cây phát triển.
- Quan sát tiếp, sau khi cây mọc thêm 4-6 lá nên chuyển cây sang chậu hoa khác hoặc sân vườn để trồng tạo điều kiện tốt hơn để nuôi cây.
- Khi trồng cần lưu ý khoảng cách các cây, bạn nên trồng cách xa nhau với khoảng cách vừa đủ tầm 13 đến 18cm sẽ giúp cây có điều kiện để đẻ ra nhiều nhánh và ra được nhiều hoa hơn.
2. Cách chăm sóc mai địa thảo
Để chăm sóc hoa mai địa thảo phát triển tốt, nhanh nảy mầm và ra hoa cần chú ý đến khâu tưới nước, cung cấp chất dinh dưỡng, ánh sáng,… cho cây. Sau đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý:
- Nước tưới: Lượng nước tưới sẽ thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết cũng như từng giai đoạn của hoa. Tốt nhất không nên tưới quá nhiều nước, lượng nước chỉ cần đảm bảo làm mềm đất, tạo độ ẩm tốt cho đất là đủ, tránh tưới quá nhiều làm nước tích tụ không thể thoát nước từ đó gây úng cây.
- Lượng nước tưới đảm bảo đều đặn 2 lần/ngày kể từ khi trồng vào sáng sớm và chiều mát. Mùa hè tích cực tưới nước còn mùa đông thì chỉ cần tưới 1 lần vào chiều tối trong ngày.
- Khi cây đã ra hoa lượng nước tưới rất quan trọng giúp cây ra hoa nhanh hơn, đều hơn. Bạn nên tăng cường tưới nước cho cây để hoa được khỏe mạnh. Tuyệt đối không tưới trực tiếp lên hoa làm hoa bị dập nát hoặc bị úng, hỏng cánh hoa.
- Ánh sáng và nhiệt độ: Cung cấp ánh sáng vừa đủ để cây phát triển, mai địa thảo thích hợp với những khu vực có nhiệt độ từ 23 – 25 độ C. Khi nhiệt độ quá nóng nên đem cây vào bóng mát hoặc tạo bóng mát để tránh làm khô cây. Ở Việt Nam, nhiệt độ của Đà Lạt là môi trường thích hợp nhất để cây phát triển và ra hoa quanh năm.
- Phân bón: Có thể bón phân trên đất nếu đất nghèo dinh dưỡng. Sau khi cây bén rễ, bạn nên dùng các phân vi sinh hoặc trùn quế để bón cho cây. Chu kỳ bón nên từ 2 tuần/lần bón để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây giúp cây phát triển.
- Khi bón với trùn quế, bạn nên hòa trùn quế với 2 – 3 lít nước sau đó lọc xong mới tưới cho cây.
-
- Bên cạnh trùn quế, bạn cũng có thể bón phân N – P – K cho cây với liều lượng 5gr phân + 2 lít nước. Khi bón N – P – K, bạn nên tưới 5 ngày/lần để tránh làm cây bị ngập mặn, cây sẽ chết.
- Trồng từ 2 – 3 ngày hãy sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc phun để phòng trừ sâu bệnh cho cây.
- Tỉa cành: Việc tỉa cây sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Bạn nên tỉa những lá vàng, cành khô hoặc hoa khô để tập trung dinh dưỡng, phát triển những bộ phận khác của cây. Với những cành, lá sâu bệnh cũng nên cắt bỏ đi để tránh lây lan sang những cành khác.
Mai địa thảo thể hiện vẻ đẹp mộc mạc, giản dị vô cùng nhẹ nhàng. Đây là loài hoa đẹp rực rỡ, mang giá trị thẩm mỹ cao thường thấy trên các nẻo đường, công viên, nhà ở,… Mỗi màu sắc hoa đều mang một vẻ đẹp đặc trưng, là biểu tượng của cái đẹp vô cùng giá trị. Chúng tôi tin rằng, những thông tin trình bày trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loài hoa này cũng như có cách trồng và chăm sóc hoa đúng cách, phát triển tốt.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn