Ý nghĩa Hoa Mõm Sói | Tình yêu lứa đôi mặn nồng, thắm thiết
Hoa mõm sói là một loài hoa có cái tên vô cùng ấn tượng, được rất nhiều người ưa thích bởi vẻ đẹp thu thút, nổi bật. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm, nguồn gốc, tác dụng, cũng như cách trồng của cây hoa mõm sói,…
Nguồn gốc của hoa mõm sói
Hoa mõm sói có tên khoa học là Antirrhinum majus L, tên tiếng Anh là Snapdragon Flowers, thuộc họ Scrophulariaceae. Tại nhiều vùng miền, loài hoa này được Việt hóa với nhiều tên gọi khác nhau như: mõm rồng, mõm sư tử, hoa mép dê, hoa kim ngư thảo,…
Nguồn gốc sâu xa của hoa mõm sói bắt nguồn từ Hy Lạp. Sau đó, chúng được nhân giống và phát triển mạnh mẽ ở khu vực phía Nam các nước như: Mỹ, Tây Ban Nha và các quốc gia thuộc vùng Bắc Phi.
Khi mới được biết đến, hoa mõm sói được người Hy Lạp đặt tên là Antirrhinum, đồng nghĩa với từ mõm hoặc mũi. Ở nhiều quốc gia khác, loài hoa này còn có tên gọi là Kynokephelon, có nghĩa là đầu con sói.
Mõm sõi là một loài hoa có cái tên rất đặc biệt. Cái tên này được thể hiện ở ngay hình thức của bông hoa. Khi bạn dùng tay uốn cong phần trên, hoa sẽ có hình dạng rất giống mõm của con sói hoạt rồng. Chính vì thế mà người ta đặt tên cho loài hoa này là hoa mõm sói.
Hiện nay, hoa mõm sói được nhân giống và lai tạo với rất nhiều giống loài khác nhau. Theo thống kê trên thế giới, loài hoa này này hiện đã có hơn 40 loại, với nhiều màu sắc và hình thái riêng biệt. Ở Việt Nam, cây hoa mõm sói được trồng phổ biến ở các vùng có khí hậu lạnh như: vùng núi phía Bắc hoặc Đà Lạt.
Đặc điểm, phân loại hoa mõm sói
Không chỉ độc lạ ở cái tên, hoa mõm sói còn được rất nhiều người ưa thích bởi vẻ đẹp vô cùng nổi bật và quyến rũ. Dưới đây là một số đặc điểm chính của cây hoa này:
- Cây hoa mõm chó là một loại cây thân thảo, đặc điểm của thân cây khá mềm.
- Cây có chiều cao trung bình từ 80 đến 100 cm.
- Cây có một nhánh chính, mọc thẳng đứng. Trên nhánh chính mọc ra nhiều nhánh phụ.
- Lá của cây mõm chó có kích thước nhỏ, màu xanh đậm đặc trưng. Hình dạng lá giống hình bầu dục.
- Hoa mõm sói mọc thành chùm lớn rất đẹp. Mỗi chùm hoa có rất nhiều bông hoa nhỏ, mọc trên nhánh chính.
- Các bông hoa nở lần lượt từ dưới lên trên, tạo thành hình tháp hoa cực kỳ ấn tượng.
- Mỗi bông hoa khi nở sẽ chia thành 2 tràng môi riêng biệt, bao gồm phần môi trên và môi dưới.
- Ở giữa bông hoa hóp lại, cánh hoa tủa ra giống hình dạng chiếc mõm của một con sói đang mở rộng.
- Hoa mõm sói có thể nở rộ quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm cây ra hoa nhiều và đẹp nhất là từ tháng 3 đến tháng 6.
- Sau khi hoa tàn sẽ kết quả. Qủa của cây mõm sói có hình cầu, không đồng đều. Kích thước của quả khá nhỏ, bên trong có hạt.
- Thời điểm trồng hoa thích hợp vào mùa xuân và mùa thu. Khi có thời tiết lạnh và có đủ ánh sáng, cây sẽ phát triển tốt.
- Cây phù hợp trồng ở những nơi có khả năng thoát nước tốt, độ pH của đất dao động từ 6.2 – 7.0.
- Hiện nay, hoa mõm chó được có đến hơn 40 loại với nhiều màu sắc như: màu tím, màu hồng, đỏ,...
Ý nghĩa đặc trưng của hoa mõm sói
Hoa mõm sói mang trong mình nhiều ý nghĩa đặc biệt theo văn hóa hoặc theo màu sắc của hoa. Dưới đây là một số thông tin chung về ý nghĩa của loài hoa này:
1. Ý nghĩa theo văn hóa
Theo văn hóa, hoa mõm sói mang những ý nghĩa sau đây:
- Từ thời Hy Lạp cổ đại và Trung cổ Châu u, hoa mõm sói mang ý nghĩa liên quan đến tâm linh, những điều huyền ảo và kỳ bí như những vị phù thủy..
- Vào thời La Mã cổ đại, loài hoa này lại tượng trưng cho những điều giả dối, thị phi và xảo trá ẩn sâu trong tâm hồn mỗi con người hoặc trong cuộc sống.
- Trong thời kỳ của nữ hoàng Victoria, cây mõm sói biểu thị cho một tình yêu mãnh liệt, mặn nồng đôi lứa. Chính vì thế mà nó thường được dùng để tặng cho người yêu trong dịp lễ tình nhân.
- Ở một số vùng lãnh thổ và nền văn hóa khác, hoa mõm sói là biểu tượng của sự mạnh mẽ, luôn hướng về phía trước. Thể hiện niềm tin và sức mạnh vượt qua mọi chông gai và thử thách trong cuộc đời.
2. Ý nghĩa theo màu sắc
Mỗi màu sắc của hoa mõm sói lại biểu thị một ý nghĩa khác nhau, cụ thể như sau:
- Hoa màu tím: Như các bạn cũng đã biết, từ thời xa xưa, màu tím là biểu tượng của tâm linh và huyền ảo. Không nằm ngoài phạm trù này, hoa mõm sói màu tím cũng biểu thị cho những điều ma mị và huyền bí trong cuộc sống.
- Hoa màu đỏ: Hoa mõm sói màu đỏ là biểu tượng của tình yêu và sự đam mê cháy bỏng. Loài hoa này nói lên khát vọng tình yêu mãnh liệt nên thường được dùng để tặng cho những người thân yêu trong những dịp đặc biệt.
- Hoa mau vàng: Màu vàng là màu của ánh sáng mặt trời. Chính vì lẽ đó, hoa mõm sói màu vàng mang trong mình ý nghĩa biểu tượng cho những điều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Hoa mang đến nguồn năng lượng tích cực và niềm tin để vượt qua mọi khó khăn, trắc trở trong cuộc đời.
- Hoa màu trắng: Những bông hoa màu trắng là biểu tượng của sự ngây thơ và thuần khiết. Loài hoa này giống như một nàng thiếu nữ trong trắng với tâm hồn thanh cao. Bên cạnh đó, hoa mõm sói màu trắng còn là biểu tượng của một tình yêu mới chớm nở, vô cùng tinh khôi và được trân trọng.
- Hoa màu hồng: Hoa mõm sói màu hồng là biểu tượng của một tình yêu đẹp và hạnh phúc. Loài hoa này tượng trưng cho tình yêu lứa đôi chung thủy, viên mãn đến trọn đời.
- Hoa màu cam: Bông hoa màu cam rực rỡ tượng trưng cho những nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Hoa được nhiều người ưa thích vì nó là biểu tượng của sự thành công, đạt đến những điều mà con người mong ước.
Tác dụng chính của hoa mõm sói
Ngoài những ý nghĩa tốt đẹp, hoa mõm sói được rất nhiều người ưa thích và sử dụng với những mục đích dưới đây:
- Đầu tiên, kim ngưu thảo là một loài hoa an toàn, không hề gây hại đến sức khỏe của con người và các loài vật nuôi trong gia đình. Hạt của loài hoa này thường được dùng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến xương khớp, căng cơ, phù nề, giảm sưng tấy…
- Trong thực tế, hoa mõm sói được rất nhiều người sử dụng để trang trí cảnh quan, làm đẹp cho không gian sống, cũng như góc học tập, làm việc,…
- Không chỉ làm đẹp cho cảnh quan, loài hoa này còn giúp thanh lọc không khí, tạo môi trường sống thoáng mát và trong lành. Bên cạnh đó, những bông hoa rực rỡ còn khiến người nhìn cảm thấy tinh thần thoải mái và dễ chịu.
- Hiện nay, người ta thường dùng hoa mõm chó để làm quà tặng trong các dịp khai trương, tân gia, thôi nôi,… với ý nghĩa chúc bình an và may mắn.
- Bên cạnh đó, tinh dầu có trong hạt mõm chó thường được chiết xuất thành dầu ăn thực vật, dùng để chế biến các món ăn cho người ăn kiêng, ăn chay.
- Tương truyền, khi chà xát hoa mõm sõi lên cơ thể, sẽ giúp tăng sự hấp dẫn và quyến rũ của bản thân. Từ đó, thu hút sự chú ý của đối phương và những người xung quanh. Tuy nhiên, đây chỉ là lời đồn thổi chưa qua kiểm chứng, nên chúng tôi không khuyến cáo các bạn áp dụng.
- Nhiều câu chuyện truyền thuyết còn kể ra rằng, khi đeo một chiếc vòng được kết từ những bông hoa mõm sói, sẽ giúp người đeo miễn nhiễm với các loại độc tố.
Hướng dẫn cách trồng hoa mõm sói
Hoa mõm sói là loài hoa được rất nhiều người yêu thích, nên được lai tạo với nhiều giống loài khác nhau. Dưới đây là phương pháp trồng loài hoa này để bạn đọc tham khảo:
- Trồng hoa mõm sói bằng phương pháp gieo hạt.
- Mua hạt giống và ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút.
- Sau đó, vớt hạt giống và để ráo nước trước khi trồng.
- Tùy vào mục đích, gieo hạt giống hoa mõm sói trong chậu hoặc đất vườn, đã được xới tơi xốp để đảm bảo khả năng thoát nước.
- Sau khi gieo hạt, phủ một lớp đất mỏng lên trên bề mặt hạt giống.
- Tưới nước bằng hình thức phun sương để cung cấp độ ẩm, giúp hạt giống nhanh nảy mầm.
- Vào mùa xuân, sau khoảng 100 ngày gieo hạt là có thể thu hoạch, mùa hè là 80 ngày và mùa thu là 120 ngày.
Phương pháp chăm sóc hoa mõm sói
Để cây hoa mõm sói phát triển toàn diện và đồng đều, bạn cần chăm sóc đúng cách. Sau đây là thông tin cụ thể:
- Đất trồng: Lựa chọn giá thể đất trồng tơi xốp, độ dinh dưỡng cao và dễ thoát nước vì cây mõm sói là loài cây ưa ẩm, dễ úng nước.
- Độ ẩm: Duy trì độ ẩm cho cây bằng cách tưới nước. Không nên tưới nước lên hoa và cành. Thời lượng tưới nước cho cây phù hợp từ 2 – 3 lần/tuần.
- Phân bón: Sau khi gieo hạt giống khoảng 10 – 15 ngày, nên bón phân hữu cơ hoặc phân trùn quế để bổ sung dinh dưỡng cho cây nảy mầm và phát triển. Sau đó, bón phân NPK 10 ngày/lần. Pha loãng phân bón với nước theo tỷ lệ 1:4 và tưới vào gốc cây. Tùy vào kích thước của chậu, để điều chỉnh lượng phân sao cho phù hợp.
- Ánh sáng: Cây mõm sói là loài cây ưa sáng. Do đó, nên trồng cây ở những nơi thoáng mát và có đủ lượng ánh sáng tự nhiên. Với những khu vực thường xuyên có nắng gắt, nên dùng lưới lan để che nắng và bảo vệ cây khỏi tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời. Nếu trồng cây trong nhà thì nên đem cây ra ngoài phơi nắng từ 3 – 5 ngày/tuần.
- Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng thuốc trừ sâu chuyên dụng DITACIN 8SL, hoặc chế phẩm sinh học Pseudomonas SPP NLU để phòng ngừa và trị bệnh phấn trắng, thối thân,… Dùng thuốc trừ sâu sinh học Radiant 60 SC để loại trừ sâu đục thân, sâu ăn lá, bọ trĩ,… Nên phun thuốc có nguồn gốc thảo mộc từ 4 – 7 ngày/lần đối với bệnh nhẹ, và phun thuốc cho đến khi cây khỏi bệnh hoàn toàn.
- Tỉa cành: Tiến hành tỉa cành khi cây vươn ngồng. Mỗi cây chỉ nên để lại từ 4 – 6 ngồng. Đồng thời, tỉa các cành, lá bị héo úa, già cỗi để giảm phát sinh nấm bệnh. Muốn cây ra hoa đều và đẹp, cần tỉa bỏ hết mầm và chồi mọc ra từ nách lá.
Một số lưu ý khi trồng và chăm sóc cây
Khi trồng và chăm sóc cây hoa mõm chó, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Lựa chọn loại đất trồng cây giàu dinh dưỡng, dễ thoát nước, có độ pH từ 6.2 – 7.0 (axit nhẹ đến trung tính).
- Đảm bảo nhiệt độ khi gieo trồng từ 20 – 22 độ C, để tăng khả năng nảy mầm.
- Khi đã phát triển thành cây, nên kiểm soát nhiệt độ từ 15 – 35 độ C sẽ giúp cây sinh trưởng tốt.
- Thời vụ gieo trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu sẽ giúp cây mõm sói phát triển nhanh và khỏe mạnh, ít sâu bệnh.
- Vào thời điểm cây bắt đầu ra hoa, nên bón phân để kích cây nở hoa một cách đồng đều và đẹp.
Những sự thật thú vị về hoa mõm sói
Bên cạnh thông tin về nguồn gốc, đặc điểm, tác dụng, phương pháp gieo trồng,… hoa mõm sói có ẩn chứa nhiều sự thật thú vị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong đoạn viết dưới đây:
Loài hoa có nhiều tên gọi:
Tùy vào vùng miền, hoa mõm sói sở hữu những tên gọi khác nhau. Ví dụ như:
- Ở Hà Lan, hoa được gọi là lion’s lips – đồng nghĩa với môi sư tử
- Ở Đức, hoa được gọi là little lion’s mouth – đồng nghĩa với miệng của sư tử nhỏ.
- Ở châu Á, hoa được gọi là rabbit’s lipsc – đồng nghĩa với môi thỏ.
- Ở Việt Nam, loài hoa này được gọi với nhiều cái tên ấn tượng như: mõm sói, mõm dê, mõm rồng, mõm chó,…
Bảo vệ con người khỏi ma thuật:
Theo quan niệm dân gian phương Tây, những bông hoa mõm sói được dùng để xua đuổi tà ma. Giúp bảo vệ con người khỏi những phép thuật quái ác của phù thủy.
Một số truyền thuyết kể rằng, để chữa trị cho những người bị bùa chú, lời nguyền thì họ cần đi quanh cây mõm sói 3 lần, theo chiều ngược kim đồng hồ. Hoặc, họ cũng có thể đựng một số bông hoa trong bình và mang bên người, giúp bảo vệ người đó khỏi những những ý định xấu xa hoặc các loại bùa phép hại người nguy hiểm.
Hình dạng hoa khô rất kỳ dị:
Khi nở, hoa mõm sói có vẻ đẹp rất nổi bật với nhiều màu sắc đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, khi khô héo và tàn lụi, những bông hoa này có hình dạng bất kỳ dị, được nhiều người ví như một chiếc đầu lâu nhỏ bị héo quắt.
Hoa được thụ phấn bởi loài ong vò vẽ:
Khác với những loài hoa thông thường, được thụ phấn bởi ong mật. Thì hoa mõm sói lại được thụ phấn hoàn toàn bởi loài ong vò vẽ. Những con ong mật không thể tiếp cận được nhị hoa bởi hình dạng độc đáo của giống hoa này.
Môi trên và môi dưới của hoa có khả năng che chắn rất tốt. Vì thế mà các loài côn trùng khác không thể tiếp cận để lấy mật. Nhờ đó, giống hoa này có thể kiểm soát khả năng sinh sản của chúng hiệu quả chỉ nhờ loài ong vò vẽ.
Tinh chất của hạt mõm chó có thể sản xuất dầu:
Hiện nay, ở các vùng Địa Trung Hải, người ta thường trồng cây mõm sói để lấy hạt. Trong hạt của quả mõm sói chứa rất nhiều tinh dầu. Tuy không phải là loại dầu có chất lượng tốt nhất, nhưng nó được sử dụng giống như các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe, có thể thay thế cho dầu oliu.
Không có giống hoa mõm sói màu xanh:
Như đã thông tin, hoa mõm sói được lai tạo với nhiều chủng loại khác nhau, trong đó có nhiều màu sắc nổi bật như: màu vàng, màu đỏ, màu hồng, màu tím,… Tuy nhiên, trong thực tế, loài hoa này chưa bao giờ nở ra những bông hoa có màu xanh.
Dùng hoa mõm sói làm thuốc nhuộm:
Hoa mõm sói có rất nhiều màu sắc đa dạng và nổi bật như: màu hồng, màu tím, màu vàng,… Với nhiều gam màu rực rỡ, người ta thường ép loại hoa này để làm phẩm màu nhuộm vải.
Loài hoa bán chạy nhất thế giới:
Theo thống kê, hoa mõm sói là loài hoa bán chạy nhất trên thế giới, tính trên tất cả các giống hoa màu tím, hồng, đỏ,…. Với vẻ đẹp nổi bật, cùng nhiều ý nghĩa đặc trưng, loài hoa này thường được tặng trong các dịp quan trọng như: khai trương, tân gian, lễ tình nhân, thôi nôi,…
Darwin đã nghiên cứu về hoa mõm sói:
Darwin là một nhà nghiên cứu sinh học nổi tiếng nhất trên thế giới qua nhiều thế kỷ. Và hoa mõm sói đã góp mặt trong các nghiên cứu di truyền sớm nhất do ông thực hiện. Loài hoa này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cơ sở di truyền, bộ gen của thực vật, đặc biệt là các giống hoa.
Hoa mõm sói có nhiều tác dụng y học:
Tinh chất có trong hoa mõm sói có thể loại bỏ các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Từ đó, giúp chống viêm nhiễm đường tiết niệu, cải thiện tình trạng sưng tấy, phù nề, giảm đau, giảm sưng cho những người bị bệnh trĩ,…
Bên cạnh đó, loài hoa này còn có tác dụng chữa lành vết thương. Các hoạt chất trong hoa mõm chó có khả năng chống viêm, se da, làm lành các vết thương một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Trong Y học, hoa mõm sói còn có nhiều công dụng khác như: lợi tiểu, thanh lọc gan, điều trị áp xe và các loại nhọt mủ,… Với những yếu tố vừa nêu, loài hoa này được rất nhiều người ưa thích và sử dụng phổ biến trong lĩnh vực Đông y gia truyền.
Hoa mõm sói có thể làm khô:
Hiện nay, người ta thường làm khô hoa mõm sói bằng cách thêm các phụ chất làm khô như: silica gel hoặc glycerine. Bên cạnh đó, cũng có thể phơi khô bông hoa một cách hoàn toàn tự nhiên bằng ánh nắng mặt trời. Với yếu tố này, người dùng có thể bảo quản hoa khô một cách lâu bền và giữ được các hoạt chất vốn có trong hoa mõm sói.
Ý nghĩa đi tìm ánh sáng:
Dựa vào hình thái sinh học, cây hoa mõm sói có đặc tính hướng quang cực mạnh, có nghĩa là chúng sẽ mọc và nở hoa theo hướng có nguồn sáng. Chính vì lẽ đó, người ta thường nói loài hoa này đi tìm ánh sáng, mang đến những điều may mắn và nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống.
Là loài hoa không có độc tố:
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, hoa mõm sói là loài hoa không có độc tố, rất an toàn với sức khỏe của trẻ nhỏ và các loại vật nuôi. Tuy nhiên, loài hoa này có khả năng chống lại hươu, nai,… nên các loài vật này sẽ không ăn chúng.
Kết luận: Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin thú vị và hữu ích về loài hoa mõm sói. Mong rằng với những gì vừa được chia sẻ, chúng tôi có thể giúp ích cho bạn đọc trong quá trình trồng và chăm sóc giống hoa tươi đẹp này.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn