Ý nghĩa Hoa Thanh Tú | Tượng trưng cho sự lạc quan, kiên cường
Hoa thanh tú là loại hoa cảnh quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Vậy bạn có biết loài hoa này có ý nghĩa gì không? Cách trồng hoa thanh tú như thế nào? Hôm nay bạn hãy cùng Floli tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc của cây hoa thanh tú nhé!
Hoa thanh tú là hoa gì?
Hoa thanh tú có tên một tên khác là hoa bất giao. Chúng có tên tiếng anh là Blue Daze.
Là loài thực vật thân cỏ, thuộc họ bìm bịp và sinh trưởng thành bụi. Thân cây chứa khá nhiều nước và có màu nâu đỏ. Chiều cao của cây khi trưởng thành có thể đạt đến 50cm.
Lá cây bất giao mọc từng chiếc, hình trái xoan. Trên bề mặt có phủ lông mịn.
Cây khi ra hoa sẽ có màu xanh tím. Mỗi hoa có 5 cánh, nhụy hoa màu trắng, hình dạng giống như một bông hoa siêu nhỏ bên trong.
Đặc biệt đây là loài thực vật có tuổi thọ rất lâu, ra hoa quanh năm và có khả năng chịu được môi trường sống khắc nghiệt.
Ý nghĩa của hoa thanh tú
Hoa bất giao có màu xanh biếc nên được xem là loài hoa rất hợp với người mệnh thủy. Trong phong thủy, màu xanh tượng trưng cho nước. Vì thế những người mệnh thủy thường trồng hoa thanh tú trong nhà để thu hút vận may, cầu bình an đến với gia chủ. Bên cạnh đó, hoa thanh tú được cho rằng có khả năng thu hút dương khí và xua đuổi tà ma. Chính vì vậy người ta tin rằng chúng sẽ giúp cho gia đạo yên ấm, thuận hòa, khí vận đi lên.
Với màu hoa xanh biếc, nhụy hoa trắng sáng, hoa thanh tú được ví giống như bầu trời xanh có sao mọc giữa ban ngày. Vậy nên hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tinh tú trên cao, vẻ đẹp của tự do, phóng khoáng, khát vọng bay cao lên bầu trời.
Ngoại hình nhỏ nhắn xinh xắn, hoa bất giao còn khiến người ta tin rằng loài hoa này ẩn chứa sự tao nhã và thuần khiết trong vẻ đẹp của chúng.
Đặc biệt loài hoa này còn được biết đến như là biểu tượng của sự lạc quan, yêu đời và kiên cường trong cuộc sống. Màu xanh hy vọng của hoa nhắc nhở chúng ta phải có niềm tin yêu vào bản thân và mạnh mẽ vượt lên khó khăn, thử thách của cuộc đời.
Ứng dụng của hoa thanh tú trong đời sống
Đầu tiên phải kể đến tính thẩm mỹ khá cao của loài hoa này. Sở hữu vẻ đẹp tươi mát, thanh tú và dễ thương mà hoa thanh tú được trồng rất nhiều để làm cây cảnh trong nhà, làm đẹp cảnh quan đường phố. Người ta còn trồng hoa thanh tú bởi chúng mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống và có khả năng thu hút vận may.
Hoa thanh tú có dược tính nhẹ, thường được điều chế thành các bài thuốc có tác dụng an thần, điều hòa giấc ngủ trong Đông y. Đặc biệt loài hoa này có còn tác dụng thư giãn rất cao, giúp người nhìn giải tỏa stress bởi vẻ đẹp mát mắt và bầu không khí thư thái, dễ chịu mà chúng mang lại. Từ đó mà người trồng sẽ được điều hòa tâm trạng, thần trí minh mẫn giúp cho giấc ngủ được sâu và ngon giấc hơn.
Cách trồng hoa Thanh Tú
Cây hoa thanh tú là loại cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, khó chết và sống rất lâu. Vì vậy, nếu chơi loại cây cảnh này, bạn có thể yên tâm vì chúng sẽ sống tốt mà không cần chủ nhân chăm sóc quá nhiều. Hiện nay loại cây này thường được nhân giống bằng cách giâm cành, cho nên bạn hãy mua cây giống từ các nhà vườn để tiến hành nhân thêm nhiều cây khác nhé!
Sau đây là các bước hướng dẫn trồng cây thanh tú:
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ gồm chậu ươm, cây giống, đất trồng, phân bón, thuốc kích rễ, bay xúc đất, bình tưới cây và một số dụng cụ cần thiết khác.
Bước 2: Xử lý cây giống
Tách cây hoa thanh tú giống ra khỏi chậu cũ, nhẹ nhàng tách hoàn toàn phần rễ cây ra khỏi đất. Nếu chẳng may làm đứt rễ cây thì cũng không sao cả vì hoa thanh tú có sức sống rất tốt.
Chọn những cành có độ dài khoảng 10cm, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
Cắt vát chéo thân cành để tăng diện tích hút nước cho cây.
Bước 3: Kích rễ cho cành
Bạn hãy nhúng cành cây vào mật ong hoặc thuốc kích rễ đã chuẩn bị để kích thích sự ra rễ của cây nhé!
Bước 4: Chuẩn bị đất
Hãy tận dụng phần đất cũ vừa tách ra, cho chúng vào đất mới, bổ sung thêm phân hữu cơ, phân chuồng hoại mục vào và trộn đều phần đất lên. Lúc này, đất sẽ vô cùng màu mỡ và tơi xốp giúp cho cây của bạn phát triển tốt hơn.
Bước 5: Cho đất vào chậu
Chậu phải có lỗ thông ở dưới đáy để giúp đất thoát nước tốt hơn. Ngoài ra bạn có thể lót 1 lớp than hoặc đá xỉ ở đáy chậu để đất tăng khả thoát nước. Sau đó bạn cho đất đã trộn vào ⅔ chậu, tạo các lỗ trên bề mặt đất để giâm cành cây và gốc cây cũ vào.
Bước 6: Giâm cây
Nhẹ nhàng đặt phần gốc cây và các cành cây đã cắt vào những lỗ trống đã tạo và lấp đất lại. Sau đó, bạn nén nhẹ đất để định hình cây thẳng đứng. Lưu ý không đè đất quá chặt sẽ khiến cho nước không thẩm thấu vào đất, gây khó thoát nước.
Bước 7: Cuối cùng bạn hãy tưới nước cho đất đủ ẩm là đã hoàn thành rồi nhé!
Cách chăm sóc cây Thanh Tú
Hoa thanh tú là loài cây rất ưa nắng, vì thế nên hãy đặt cây ở những nơi như hiên nhà, cửa sổ, ngoài vườn để cây nhận được đủ ánh nắng. Đừng quên hãy thường xuyên tưới nước cho cây nữa nhé! Tuy là cây ưa nắng nhưng nếu không tưới nước thì cây sẽ bị mất nước và chết khô đấy. Đặc biệt những ngày nắng quá gắt, nhiệt độ lên cao bạn hãy tưới nước cho cây 2 lần một ngày để cây đảm bảo đủ lượng nước trong cơ thể.
Nên bón phân cho cây khoảng 2 tháng/lần để cây phát triển tốt hơn và thay đất cho cây khoảng 2 năm/lần. Vì sau một thời gian, cây lớn lên và sẽ hút cạn chất dinh dưỡng trong đất. Nên việc bổ sung dinh dưỡng khiến đất thêm màu mỡ và thay đất mới là điều vô cùng cần thiết.
Để cây hoa có tính thẩm mỹ cao, bạn nên cắt tỉa những cành già và lá héo thường xuyên. Việc cắt tỉa giúp cây hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn và hạn chế bệnh cho cây.
Ngoài ra, bạn có thể phun thuốc kích thích ra hoa cho cây. Hãy chia số lần phun thuốc thành 2 lần. Lần đầu là sau khi cắt tỉa, lần hai cách lần đầu từ 7-10 ngày. Và hãy nhớ thỉnh thoảng phun thuốc trừ sâu cho cây để tránh sâu bệnh ăn lá nhé!
Như vậy, hôm nay Floli đã mang đến những kiến thức thú vị về loài hoa thanh tú đến cho các độc giả. Floli cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết, hãy đón chờ sự trở lại của chúng tôi qua những bài viết sắp tới nhé!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn