Ý nghĩa Hoa tử đằng | Biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc
Hoa tử đằng là một loại hoa đặc biệt mà rất nhiều người có thể đã bắt gặp nhưng lại không rõ tên. Loài hoa này được kết thành từng chùm và có hương thơm riêng cực quyến rũ. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây hoa tử đằng rất được yêu thích, được trồng nhiều ở trước sân nhà, dọc lối đi trên đường hay trong khuôn viên công cộng,… Những cây hoa tử đằng khi nở hoa sẽ mang đến một khung cảnh rất thơ mộng và lãng mạn.
Tìm hiểu về nguồn gốc hoa tử đằng
Hoa tử đằng là một loại hoa được mọc từ cây tử đằng, có tên khoa học chung là Wisteria Sinensis, tên tiếng anh là Chinese Wisteria và các tên gọi khác như dây sắn tía, hoa đằng la hoặc hoa chu đằng.
Cây tử đằng có nguồn gốc đến từ châu Mỹ. Chúng ta có thể bắt gặp loại cây này rất nhiều ở Trung Quốc hoặc Nhật Bản. Tại Việt Nam, loại cây này được du nhập vào và trồng nhiều trong khoảng 6-7 năm gần đây.
Đây là một loại cây thuộc họ đậu, nhánh thân gỗ leo. Hoa sẽ được kết thành từng chùm, thường nở rộ vào khoảng tháng 4, tháng 5 và tháng 6. Màu sắc hoa rất đa dạng như: trắng, hồng, tím, đỏ,…
Khi hoa nở tạo thành từng chùm lớn nên cực kỳ bắt mắt. Một cây tử đằng trồng bằng cách chiết cành sẽ ra hoa sau khoảng 2 đến 3 năm trồng. Nếu trồng bằng phương pháp gieo hạt thì thời gian lâu hơn, khoảng từ 5 đến 7 năm.
Đặc điểm của hoa tử đằng
Cây tử đằng thuộc dạng Đậu, thân leo, rễ cọc. Cây có lá mềm, thuôn dài từ 15cm – 35cm. Phần lá kiểu dáng như hình lông chim, mọc đối xứng nhau. Thông thường, lá sẽ rụng vào khoảng thời gian cuối thu đầu đông. Tiếp đó, cây sẽ nảy chồi và ra hoa.
Cây tử đằng rất sai hoa, hoa tử đằng là những bông hoa nhỏ giống hoa đậu và được kết lại thành chùm, rủ xuống, có những chùm hoa dài gần tới 1m. Chiều dài sẽ từ khoảng 10cm – 80cm. Hoa khi nở sẽ tỏa ra một mùi hương thơm rất đặc trưng. Rất nhiều người yêu thích, mê đắm hương thơm của loài hoa này.
Người ta sẽ trồng cây tử đằng dưới đất, làm giàn để cây leo và phát triển hoặc trồng làm cây bonsai. Với những cây tử đằng bonsai, khi trồng sẽ yêu cầu sự chăm sóc, nắn nót, tạo thế cho cây vô cùng tỉ mỉ, nhiều thời gian. Để làm ra một cây bonsai tử đằng thì có thể cần đến vài năm mới định hình được dáng cây. Khi tuổi đời cây càng cao thì giá trị của nó cũng sẽ càng lớn.
Các loại hoa tử đằng
Mặc dù có nguồn gốc từ châu Mỹ nhưng hoa tử đằng được biết đến nhiều nhất là ở Trung Quốc và Nhật Bản. Tại Nhật Bản, loài hoa này thậm chí còn chỉ đứng sau quốc hoa Anh Đào. Mỗi dịp hoa tử đằng nở ở đất nước này sẽ thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.
Đặc điểm hoa tử đằng của Nhật Bản là hoa và lá sẽ thường cùng xuất hiện một thời gian. Trong khi đó, tại Trung Quốc thì hoa sẽ nở trước khi lá ra. Hiện nay trên thế giới có hơn 10 loại giống cây tử đằng khác nhau, phổ biến có những loại sau:
- Cây tử đằng Mỹ:
Tên khoa học giống tử đằng này là Wisteria Frutescens. Đặc điểm là phần thân cây sẽ xoắn ngược chiều kim đồng hồ. Một lá kép sẽ có từ 11 đến 15 lá ché. Trong điều kiện tán lá phát triển tốt thì cây sẽ ra hoa. Cũng do đó mà hoa sẽ thường bị lấp trong các tán lá. Màu hoa thường là xanh tím, có hương thơm dịu nhẹ. Kết cấu chùm hoa ngắn, một chùm có độ dài từ 5 đến 7cm.
- Cây tử đằng bản địa Mỹ:
Tên khoa học giống cây tử đằng bản địa Mỹ tương đối giống với cây tử đằng Mỹ với phần thân xoắn ngược chiều kim đồng hồ, hoa nở cùng với lá nên dễ bị che khuất, hương thơm dịu nhẹ. Tuy nhiên, khác biệt so với loại trên là phần lá kép sẽ có từ 7 đến 11 lá chét. Một chùm hoa sẽ thường dài khoảng từ 15 đến 20cm. Cây có khả năng chống chịu trong môi trường đất ẩm ướt.
- Cây tử đằng Nhật Bản:
Tên khoa học của giống cây này là Wisteria Floribunda. Nó có đặc điểm thân cây xoắn theo chiều kim đồng hồ, lá khi còn non sẽ có màu xanh nhạt hoặc màu đồng, khi lá già sắp rụng (cuối thu) sẽ chuyển qua màu vàng.
Hoa của giống này sẽ thường nở vào dịp cuối xuân, đầu hè. Thời gian hoa nở lâu, tỏa ra hương thơm ngát. Chùm hoa sẽ có độ dài từ 30 – 90cm. Nếu trong điều kiện sinh trưởng tốt thì chùm hoa có thể sẽ có độ dài lên đến 120cm. Điều kiện để cây tử đằng này phát triển tốt nhất đó là phải đảm bảo đủ ánh nắng.
- Cây tử đằng bản địa Nhật Bản:
Tên khoa học giống cây tử đằng này là Wisteria Brachybotrys. Đặc điểm của loại này là sẽ có khoảng 9 đến 11 lá ché trên 1 lá kép. Phần lá có lông mượt, vào mùa thu sẽ chuyển qua màu vàng. Mùi hương của giống này cũng sẽ mạnh hơn so với những loại tử đằng khác. Một chùm hoa mọc thường dài từ 15cm, kích thước của bông hoa cũng nhỉnh hơn. Khi điều kiện thời tiết tốt, nhiều nắng thì hoa sẽ thường nở đồng đều vào cuối xuân.
- Cây tử đằng Trung Quốc:
Màu sắc hoa tử đằng cũng rất đa dạng, phổ biến các màu như tím, trắng, hồng, vàng, đỏ. Trong đó, phổ biến nhất là những cây hoa có bông màu tím và hồng. Loại màu vàng thường ít thấy hơn so với các màu còn lại.
Ý nghĩa của loài hoa tử đằng
Hoa tử đằng ngoài đẹp và có hương thơm thì còn có những nghĩa vô cùng đặc biệt như sau:
1. Ý nghĩa theo phong thủy
Theo phong thủy người phương Đông loài hoa tử đằng này sẽ mang đến nhiều ý nghĩa khác nhau:
- Đầu tiên, đây là loài hoa tượng trưng cho sự may mắn, thể hiện ý nghĩa thuận buồm xuôi gió cho những khởi đầu mới. Chính vì vậy, rất nhiều gia chủ, công ty sẽ lựa chọn hoa tử đằng dạng bonsai để đặt trong công ty, văn phòng nhằm mong muốn nhận được sự may mắn trong làm ăn, kinh doanh.
- Hoa tử đằng cũng mang ý nghĩa cho sự chào mừng, chào đón, hân hoan phấn khởi. Người ta sẽ thường sử dụng loại hoa này để trang trí trong các bữa tiệc chúc mừng, tiệc tân gia,…
- Loài hoa này còn chứa hàm ý biểu hiện cho tình cảm của người khác giới nên thường được dùng tặng đối phương trong lần gặp đầu tiên.
- Cuối cùng, hoa tử đằng còn có ý nghĩa khác về mong muốn một cuộc sống nhiệt huyết, mãnh liệt. Nó ứng với sự tươi mới, căng tràn sức sống của tuổi trẻ. Đồng thời thể hiện một ý nghĩa khác về sự bất hữu của thời gian.
2. Ý nghĩa theo màu sắc
Theo màu sắc, mỗi màu hoa tử đằng sẽ mang một ý nghĩa riêng:
- Hoa tử đằng màu trắng: Hoa tử đằng trắng sẽ có nghĩa thể hiện sự tinh khôi. Loài hoa này tượng trưng cho một tình bạn trong sáng.
- Hoa tử đằng màu hồng: Biểu trưng cho một tình yêu trường tồn, bất diệt, vĩnh cửu.
- Hoa tử đằng màu tím: Biểu trưng về một tình yêu thủy chung và thể hiện sự mong chờ hồi đáp từ đối phương.
- Hoa tử đằng màu xanh: Loại hoa này thể hiện sự mong muốn về một khởi đầu mới thuận lợi trong công việc.
- Hoa tử đằng màu vàng: Hoa tử đằng màu vàng sẽ được tặng cho đối tác, khách hàng với hàm ý mong sẽ nhận được sự may mắn, tài lộc và những điều tốt đẹp nhất trong công việc, cuộc sống.
3. Ý nghĩa theo văn hóa
Ở các quốc gia yêu thích, trồng nhiều hoa tử đằng sẽ có ý nghĩa về loài hoa này riêng. Tuy nhiên, nhìn chung thì nó khá tương đồng nhau. Cụ thể như:
- Ở các nước Châu Âu: Hoa tử đằng sẽ biểu thị cho sự yêu thích, đồng điều giữa hai tâm hồn.
- Tại Nhật Bản: Loài hoa này sẽ tượng trưng cho một tình yêu thuần khiết, thủy chung, mong muốn tình cảm luôn được đong đầy.
- Tại Trung Quốc: Hoa tử đằng sẽ tượng trưng cho tình bạn và thể hiện sự yêu mến, cảm phục trước đối phương.
Công dụng của hoa tử đằng
Hoa tử đằng mang đến rất nhiều công dụng khác nhau khi trồng như:
- Trồng cây tử đằng để tạo cảnh quan đẹp:
Những cây tử đằng thường được trồng ở trước cổng nhà, trong sân vườn để vừa làm bóng mát, vừa giúp trang trí cho không gian xung quanh căn nhà của bạn thêm nổi bật. Không những vậy, với hiệu ứng nở hoa chùm, khi trồng một hàng cây tử đằng trên vỉa hè hay trong một khuôn viên như khu du lịch, resort sẽ mang đến một vẻ đẹp rất riêng cho toàn bộ cảnh quan công trình.
- Trồng cây tử đằng bonsai mang lại giá trị kinh tế:
Những cây tử đằng bonsai có giá trị kinh tế rất cao, được nhiều người săn đón bởi nó mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Người ta thường sẽ trồng cây tử đằng bonsai theo hình dáng trực hoặc hoành có độ mềm mại uyển chuyển tốt.
Vào mùa tử đằng ra hoa, giá một cây bonsai có thể lên đến gần chục triệu VNĐ. Thường thì những cây tử đằng bonsai màu vàng, xanh, trắng sẽ có giá cao hơn màu tím do những màu này hiếm hơn.
- Sử dụng hoa tử đằng làm quà tặng:
Bởi vì những ý nghĩa tốt đẹp của cây tử đằng nên nhiều người lựa chọn loại cây/hoa này để làm quà tặng tặng cho người thân, bạn bè với những lời chúc mừng, mong mang đến sự may mắn. Đối với những người yêu nhau, họ cũng sẽ tặng hoa tử đằng như một cách tỏ tình thầm kín hoặc mong muốn cả hai có được một tình yêu vĩnh hằng.
Hướng dẫn cách trồng cây tử đằng
Để trông cây tử đằng thì thời điểm thích hợp nhất nên trồng là từ tháng 2 đến tháng 4. Khoảng thời gian này thời tiết thường không quá lạnh cũng không quá nóng nên rất thích hợp để cây phát triển. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để trồng cây tử đằng đúng chuẩn.
- Chọn giống, hạt giống:
Có thể trồng cây tử đằng bằng cách chiết cành hoặc ươm hạt giống. Theo đó, nếu bạn chọn cách chiết thì cây giống (cây mẹ) sẽ cần đảm bảo là có độ phát triển tốt, cứng cáp, to và không có sâu bệnh.
Nếu trồng bằng hạt giống thì cần chọn hạt giống to, mẩy, đồng đều nhau, không có các dấu hiệu bị sâu bệnh, mốc. Như vậy, cây khi trồng sẽ được đảm bảo có quá trình sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
- Loại đất trồng phù hợp:
Về cơ bản, giống cây tử đằng khá dễ trồng, không bị kén đất. Thậm chí, nó vẫn phát triển được trên cả đất khô cằn. Tuy nhiên, với khâu ươm mầm thì cần chú ý chọn đất tơi xốp, sử dụng thêm phân bón giúp đảm bảo dinh dưỡng đất để cây có thể sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất.
- Kỹ thuật gieo trồng:
Có hai phương thức để trồng cây tử đằng như đã giới thiệu ở trên là trồng bằng cách chiết cành hoặc ươm giống. Cụ thể như sau:
-
- Gieo trồng bằng phương pháp chiết cành:
Bạn nên sử dụng phương pháp hom cành bởi vì nó rất đơn giản, tiện lợi. Theo đó, hãy chọn một đoạn cây chưa phát triển thành thân gỗ và tiến hành cắt một đoạn. Chiều dài sẽ khoảng 15cm, bắt buộc đoạn cây được cắt này phải có ít nhất từ 2 đến 3 bộ lá.
Tiếp đó sẽ tiến hành cắm sâu khoảng 1/2 cành xuống đất hoặc bầu đất đã chuẩn bị. Nếu muốn cành cây nhanh chóng mọc rễ thì hãy nhúng qua nó vào hormone kích thích mọc rễ N3M trước rồi mới cắm xuống đất. Sau đó, hãy chọn vị trí có ánh sáng nhẹ chiếu vào đặt đặt cây (cây trồng trong bầu đất) và thường xuyên tưới nước.
Sau khoảng từ 2 đến 5 tuần, cành sẽ bắt đầu phát triển và có rễ. Khi cây bắt đầu lớn, hãy dùng cọc chống để tránh tình trạng bị đổ lúc phát triển cao lên. Khoảng 1 năm thì có thể mang bứng cây vào chậu để trồng (nếu muốn).
-
- Gieo trồng bằng hạt giống:
Để gieo bằng hạt giống thì trước tiên bạn sẽ cần ngâm hạt giống cây tử đằng trong khoảng từ 24h-30h cho hạt được nứt vỏ. Tiếp đó, mang hạt giống đi ủ trong chậu hoặc làm luống đất kết hợp mùn. Phương pháp ủ như sau:
-
-
- Đặt các hạt giống cây tử đằng vào chậu và lấy một lớp mùn mỏng phủ lên.
- Dùng bình phun sương để cấp ẩm cho đất giúp hạt có thể nảy mầm.
- Đem chậu ủ đặt những nơi có ánh sáng sẽ giúp hạt nhanh chóng nảy mầm hơn.
-
Khoảng từ 4 đến 7 ngày thì hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. Quan sát đợi cây cao tầm 10cm sẽ tách ra các chậu riêng giúp cây có không gian phát triển. Các cây con dưới 1 tháng tuổi thì chú ý nên đặt ở trong bóng râm nhưng phải đảm bảo cây vẫn nhận được ánh nắng mặt trời.
Khi cây tử đằng đã lớn hơn thì có thể mang cây đem đi phơi nắng mỗi ngày. Thời gian thường từ 5 đến 8 tiếng. Đảm bảo lượng nước luôn đủ để cây được phát triển tốt nhất bởi đặc điểm của giống này khá ưa ẩm, có phần lá mỏng nên thoát nước rất nhanh.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây tử đằng
Nếu muốn cây tử đằng phát triển tốt, ra hoa đẹp thì cần phải biết cách chăm. Dưới đây là thông tin về cách chăm sóc loại cây này để bạn tham khảo:
- Chú ý về độ ẩm:
Mặc dù có thể phát triển trong môi trường đất khô nhưng thực chất giống cây này cần đất đai màu mỡ, ẩm, có khả năng thoát nước tốt để phát triển được tốt nhất. Do đó, phải luôn chú ý tưới nước cho cây thường xuyên, từ 1 đến 3 ngày/1 lần (tùy theo thời tiết). Cũng không được tưới quá nhiều bởi cây dễ gặp phải tình trạng ngập úng. Về lâu dài rể sẽ bị thối khiến cây chết.
- Chú ý về ánh sáng:
Cây tử đằng sẽ phát triển tốt khi hấp thu đủ ánh sáng mặt trời cần thiết. Nếu trồng cây trong bóng râm thì cây sẽ chậm phát triển và lâu ra hoa hơn. Trong thời gian mới gieo trồng, hãy duy trì tắm nắng cho cây từ 5 đến 8 tiếng. Khi cây đã lớn thì có thể đặt ở ngoài trời bình thường.
- Làm dàn cho cây:
Vì thuộc thân gỗ leo nên khi trưởng thành cây tử đằng rất nặng. Do đó, cần làm thêm dàn đỡ để giúp cây chống đỡ, chịu được trọng lượng, không bị đổ gãy. Có thể dùng các dàn như tường rào bê tông, sắt thép, lưới B40, gỗ áp lực đường kính tối thiểu 15cm.
- Bảo vệ cây tốt:
Cây tử đằng rất dễ gặp các tình trạng như chết mầm, úng rễ, bệnh đốm lá,… Hoặc gặp phải các tình trạng như bị sâu, rệp, bọ cánh cứng, côn trùng,… sinh sôi. Hãy chăm sóc cây đúng cách, kết hợp sử dụng thuốc diệt nấm hữu cơ hoặc thuốc trừ sâu nhằm loại trừ bệnh gây hại đến cây. Chú ý kiểm tra tình trạng cây thường xuyên để lên biện pháp chữa trị kịp thời.
Cây hoa tử đằng có độc không, có ăn được không
Là một loại cây phổ biến, có những bông hoa đẹp nhưng bạn cần lưu ý rằng gần như trong toàn bộ cây tử đằng có chứa một lượng lớn độc tố (trừ phần hoa). Nếu chẳng may ăn phải lá, quả hay nhựa của cây tử đằng thì có thể gặp phải những tình trạng như: rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy hoặc thậm chí nếu ăn quá nhiều sẽ nguy hiểm đến tính mạng khi không được điều trị kịp thời. Trong trường hợp chẳng may ăn phải các bộ phận có độc của loại cây này thì cần nhanh chóng đưa người đã ăn đi đến bệnh viện để được cứu chữa kịp thời.
Cũng cần chú ý rằng trong y học, vỏ hoa và thân cây tử đằng có thể dùng làm thuốc để tiêu độc khử trùng. Tuy nhiên, để làm được thành thuốc thì cần phải trải qua một quy trình xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật, được thực hiện bởi người có chuyên môn.
Tử đằng là một loài cây hoa đẹp và chứa rất nhiều ý nghĩa tốt lành, là biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc. Để sở hữu một cây tử đằng không quá khó, bạn có thể mua cây sẵn từ các tiệm cây cảnh hoặc tự trồng. Hãy thử một lần ngắm nhìn loại cây này, chắc chắn bạn sẽ bị chìm đắm trong vẻ đẹp và hương thơm của nó.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn