Hoa tầm xuân | Mang ý nghĩa tình anh chị em gắn kết bền chặt
Hoa tầm xuân là một loại cây dây leo, có vẻ đẹp cực kỳ bắt mắt và cuốn hút. Bên cạnh đó, hoa còn mang theo nhiều ý nghĩa tốt đẹp về tình anh chị em. Hôm nay, hãy cùng với Floli tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng và những thông điệp ý nghĩa trong mỗi bông hoa tầm xuân thông qua bài viết dưới đây nhé.
Đôi nét nguồn gốc và đặc điểm của hoa tầm xuân
Hoa tầm xuân hay còn được gọi với những cái tên khác như: Thích hoa, ngưu cước, thập tỉ muội, dã tường vi,… có tên tiếng anh là Rosehip và tên khoa học là Rosa canina. Loài hoa này là một loài hoa hồng leo, xuất xứ từ các nước châu Âu, khu vực Tây Á và Tây Bắc Phi.
Hoa tầm xuân có những đặc điểm gần giống với hoa hồng nhưng cánh của hoa tầm xuân lại mỏng hơn, thuộc cây bụi mọc dày, leo nhanh và cao. Thân cây tầm xuân là thân leo, có rất nhiều gai sắc nhọn, chiều cao trung bình từ 1-5m. Một số cây tầm xuân sống bám vào thân cây khác có thể leo cao hơn.
Phần lá của cây là lá kép lông chim, mỗi lá có 5-7 lá chét nhỏ. Lá cây tầm xuân có màu xanh đậm, dài khoảng 2-5cm và có gân nổi rõ. Mép lá có hình răng cưa và bề mặt có nhiều lông tơ. Hoa có 5 cánh mỏng, đường kính khoảng 4-6cm. Khi nở hoa sẽ có màu hồng nhạt, sau chuyển sang hồng đậm và trước khi tàn có màu trắng.
Hoa tầm xuân mọc thành chùm và có hương thơm dịu nhẹ. Hoa có nhiều màu như xanh, tím, hồng, trắng,… Trong một năm, hoa chỉ nở duy nhất một lần vào mùa Xuân khoảng tháng 2 đến tháng 4 dương lịch. Cây tầm xuân có quả khi chín màu đỏ tươi hoặc cam, một số loại có màu tím đậm đến đen, kích thước khoảng 1,5 đến 2 cm và kết trái từ tháng 9 đến tháng 12.
Tầm xuân là loài cây ưa sáng, khí hậu mát mẻ, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu từ 15-20 độ C. Hoa tầm xuân là được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Ở Việt Nam, hoa sẽ xuất hiện khắp cả nước, mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh bên hàng rào. Với đặc điểm sinh trưởng, cây rất thích hợp với nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, SaPa,… Đối với những khu vực có khí hậu nắng nóng như ở miền Nam cây vẫn sinh trưởng tốt nhưng ra hoa ít hơn.
Ý nghĩa của hoa tầm xuân
Mỗi bông tầm xuân hoa nở thành chùm nổi bật, cuốn hút và có vẻ đẹp nhẹ nhàng, ngọt ngào là hình ảnh mang ý nghĩa tình anh chị em gắn kết bền chặt, dù trải qua bao nhiêu gian nan, vất vả vẫn luôn ở bên cạnh nhau.
Thông thường hoa chỉ ra hoa vào một mùa trong năm đó chính là mùa xuân nên thường được nhiều người sử dụng để trang trí, trưng bày trong dịp Tết đến xuân về với mong muốn gia đình đoàn tụ, sum vầy và hạnh phúc.
Ngoài ra, hoa còn xuất hiện nhiều trong những bài ca dao, dân ca của Việt Nam. Đây là một loài hoa mang đến nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ, thi sĩ,… bởi vẻ đẹp và những thông điệp ý nghĩa được gửi gắm bên trong nó.
Những công dụng của hoa tầm xuân mà bạn chưa biết
Không chỉ mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, hoa tầm xuân còn được nhiều người yêu thích bởi những công dụng hữu ích như:
- Công dụng làm trang trí:
Hoa tầm xuân được trang trí nhiều vào những ngày đầu xuân, ngày Tết để mang đến một không khí vui tươi, đầm ấm. Ngoài ra, hoa còn thường được trồng ở ban công, tường rào, cổng nhà,… làm cảnh quan thêm phần rực rỡ và sinh động hơn.
Bên cạnh đó, với đặc điểm dạng thân leo và nhiều gai nhọn, tầm xuân có thể được trồng vừa để trang trí vừa làm hàng rào chống trộm.
- Công dụng đối với sức khỏe:
Không chỉ làm hoa trang trí, cả thân, rễ, lá, ngọn non và quả tầm xuân đều được sử dụng làm thuốc. Mỗi bộ phận đều có tác dụng chữa bệnh khác nhau như:
-
- Rễ Tầm xuân: Có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, chống đông máu, bảo vệ cơ tím, kích thích tuần hoàn máu và giải độc. Cùng với đó là làm thuốc sát trùng chữa kiết lỵ; điều trị bệnh thấp khớp, suy nhược cơ, đau lưng và các vấn đề về khả năng vận động; điều trị bệnh tiểu đường; chữa trẻ em bị kiết lỵ mãn tính,…
- Hoa Tầm xuân: Được sử dụng để chữa các bệnh như: cảm lạnh, cảm cúm, giải nhiệt mùa hè; trị bệnh sốt rét; khối u tuyến giáp; chảy máu cam, nôn ra máu,…
- Lá Tầm xuân: Giúp vết thương nhanh lành hơn và làm vết loét không mưng mủ, chất độc bớt sưng tấy,…
- Quả Tầm xuân: Quả có vị chua, lợi tiểu, thanh nhiệt và hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh như: phù do viêm thận, táo bón,…
- Công dụng làm đẹp:
Quả của cây tầm xuân được dùng để chiết xuất thành tinh dầu có tác dụng làm làn da khỏe mạnh, tăng cường sản sinh ra collagen, giảm nếp nhăn và dưỡng trắng da. Đồng thời, trong tinh dầu quả tầm xuân có hợp chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn các tác hại từ tia cực tím, loại bỏ tàn nhang, vết thâm nám.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa
Cách trồng và chăm sóc cây tầm xuân tương đối đơn giản, bạn chỉ cần chú ý một số vấn đề sau:
1. Cách trồng hoa
- Thời vụ: Tầm xuân sinh trưởng và phát triển tốt vào mùa có khí hậu ấm áp. Do đó, thời điểm thích hợp để bắt đầu trồng cây tầm xuân là sau Tết Nguyên Đán.
- Giống cây trồng: Nên lựa chọn những cành tầm xuân khỏe mạnh, to tròn đều và nổi rõ mần ngủ, Sau đó, cần tiến hành cắt bỏ ngọn non và gốc già để mầm mới có thể phát triển. Đối với phần lựa chọn hạt giống thì nên chọn những hạt to tròn, không bị lép và sâu bệnh.
- Đất trồng: Cây tầm xuân không chịu được tình trạng ngập úng nên đất trồng cần thoáng khí và dễ dàng thoát nước. Loại đất tốt nhất để trồng tầm xuân là đất pha cát hoặc pha đất thịt nhẹ. Nếu trồng trong chậu thì nên trộn đất với các thành phần hữu cơ. Đất phải tơi tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, được làm sạch cỏ, không có sâu bệnh.
- Vị trí trồng: Hoa tầm xuân thuộc họ hoa hồng leo nên bạn nên trồng gần các cột, hàng rào, cổng nhà hoặc trụ.
- Cách trồng: Hoa tầm xuân được trồng bằng hai phương pháp chiết cành và gieo hạt. Cách trồng đơn giản như sau:
- Trồng đất: bạn chọn cành trồng rồi dùng dao sắc chặt thành nhiều đoạn dài khoảng 25cm. Sau đó cắm nghiêng khoảng 45 độ, sâu khoảng 5cm, mỗi cây cách nhau 30cm và mỗi hàng ngang cách nhau 50cm. Phủ cỏ khô, rơm rạ lên trên và tưới nước cho cây đủ độ ẩm.
- Trồng trong chậu: Cho đất hữu cơ vào khoảng 2/3 chậu cây, đặt cây giống vào giữa chậu rồi phủ đất kín lên. Sau đó, thực hiện tưới nước để cung cấp ẩm cho cây.
2. Cách chăm sóc hoa tầm xuân
- Tưới nước: Cây tầm xuân không chịu được úng nước, vì vậy bạn không nên tưới quá nhiều nước. Khi trồng trên mặt đất không cần quá ẩm, bạn nên tưới thêm một ít nước mỗi ngày vào mùa khô, còn với trồng trong chậu thì nên tưới 2-3 lần/ngày.
- Bón phân: Cây tầm xuân phát triển mạnh mẽ không cần quá nhiều phân bón. Tốt nhất là nên bón phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ tự ủ hoặc phân trùn quế. Mỗi tháng bón 1 – 2 lần và tưới nước sau khi bón.
- Làm cỏ: Nếu xung quanh hoa có mọc cỏ, thì bạn cần nhổ sạch và xới nhẹ nhàng bằng tay hoặc dụng cụ chuyên dụng để sâu bệnh không có nơi cư trú.
- Cắt tỉa: Khi hoa chuẩn bị nở, bạn nên tỉa bớt những chồi, mầm nhỏ, mỗi khóm chỉ giữ lại 7 – 8 cành dài, to, khỏe. Khi cây bắt đầu ra hoa, bạn nên cắt tỉa những cành già, sâu bệnh, mầm phụ và chồi non để cây tập trung dinh dưỡng và hoa nở rộ, đẹp mắt. Sau khi hoa tàn thì bạn cắt tỉa bớt 2 – 3 đốt lá để cây khỏe mạnh trở lại.
- Phòng trừ sâu bệnh: Hoa tầm xuân có sức sống dẻo dai và hầu như không bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên, bạn nên thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện bệnh và có biện pháp khắc phục nhanh chóng tránh lây lan ra xung quanh.
Một số hình ảnh hoa tầm xuân đẹp
Hoa tầm xuân khi nở là một diện mạo vô cùng đẹp mắt và cuốn hút. Dưới đây là những hình ảnh đẹp của loài hoa này để mọi người có thể cùng chiêm ngưỡng.
Lời kết: Trên đây là một số thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm hoa tầm xuân để bạn tham khảo thêm. Hy vọng với bài viết này của Floli bạn có thể biết sâu hơn về loài hoa này và có thể trồng cũng như chăm sóc một chậu, luống hoa tầm xuân thành công, đẹp và nở rộ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn